Nội dung chính
Vì sao có giờ cấm xe tải vào nội thành 2021?
Giao thông bị ùn tắc đang là vấn đề nan giải của nhiều quốc gia và trong đó có cả Việt Nam. Vào những giờ cao điểm, tại các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội… các phương tiện giao thông phải chen chúc và ùn tắc cả một đoạn đường dài. Vì thế, nếu để lượng xe tải cùng tham gia chung một tuyến đường trong giờ cao điểm sẽ dẫn tới ùn tắc giao thông kéo dài hàng giờ. Một giải pháp được Bộ Giao thông Vận tải đưa ra là thực hiện theo khung giờ cấm xe tải vào nội thành. Điều này giúp hạn chế tối đa tình trạng tắc đường hay xảy ra trên những tuyến đường cụ thể. Thực tế, hiện nay các thành phố không cấm xe tải một cách tuyệt đối mà chỉ hạn chế di chuyển theo khung giờ nhất định dựa trên tải trọng và trọng lượng xe. Việc này giúp đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện khác. Hiện nay, giờ cấm xe tải vào nội thành 2021 được quy định như sau thông qua hệ thống Biển Cấm Xe Tải1) Khung giờ cấm xe tải vào nội thành 2021
Bộ Giao thông và Vận tải có quy định về việc hạn chế xe tải đi vào nội thành cụ thể như sau:- Khung giờ cấm đối với xe tải 1.25 tấn: trong giờ cao điểm, các loại xe tải có tải trọng 1.25 tấn đều sẽ không được di chuyển vào thành phố. Cụ thể, thời gian cấm rơi vào 2 khung giờ: sáng 6:00 – 9:00 và từ chiều 15:00 – 21:00. Sau khi qua hai thời điểm này, xe được lưu thông và di chuyển bình thường mà không gặp trở ngại nào.
- Khung giờ cấm xe tải vào nội thành 2021 với xe dưới 2.5 tấn: Các loại xe tải trên 1.25 tấn nhưng dưới 2.5 tấn sẽ bị hạn chế di chuyển nhiều hơn. Loại xe này chỉ được di chuyển vào ban đêm tức khung giờ 21:00 – 6:00. Nếu phương tiện muốn di chuyển, tài xế phải xin được giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền.
- Khung giờ cấm xe tải vào nội thành cho xe trên 2.5 tấn: thời gian cấm hoạt động và di chuyển của loại xe tải có tải trọng 2.5 – 10 tấn là từ 6:00 – 21:00.
- Khung giờ cấm xe tải vào nội thành 2021 cho xe trên 10 tấn: Được xem là loại xe tải siêu trường, siêu trọng vì chở được khối lượng rất lớn nên sẽ có quy định nghiêm ngặt hơn. Khi muốn lưu thông trong nội thành, bạn phải xin được giấy phép lưu hành của cơ quan thẩm quyền. Và khung giờ di chuyển được trong nội thành sẽ từ 21:00 – 6:00.
2) Phạm vi hạn chế hoạt động của các phương tiện giao thông được giới hạn bởi các tuyến đường tại một số thành phố lớn:
- Tại Hà Nội
- Đoạn đường từ đường Phạm Hùng tới nút giao thông 70
- Từ Đại lộ Thăng Long đến đường 72
- Một đoạn từ đường 70 đến Lê Trọng Tấn (Quận Hà Đông)
- Đường Lê Trọng Tấn
- Từ Phúc La đến Cầu Bươu
- Ngã ba Phan Trọng Vệ cho tới ngã ba Pháp Vân
- Cầu Thanh Trì
- Nguyễn Văn Linh
- Ngô Gia Tự và trở vào lại trung tâm thành phố.
- Tại TP. Hồ Chí Minh
- Đường Mai Chí Thọ – Xa lộ Hà Nội (Ngã tư Thủ Đức – nút giao Cát Lái)
- Đồng Văn Cống đến Võ Chí Công
- Quốc lộ 1 (ngã tư Thủ Đức – Quốc lộ 1 giao đường Nguyễn Văn Linh)
- Cầu Phú Mỹ, đường Võ Chí Công (từ Đồng Văn Cống đến cầu Phú Mỹ)
- Đường trên cao (từ khu A Nam Sài Gòn tới cầu Phú Mỹ)
- Đường Nguyễn Văn Linh (từ khu A Nam Sài Gòn đến Quốc lộ 1A)
- Tại Đà Nẵng
- Ngã tư Trần Cao vân – đường Nguyễn Văn Linh
- Đoạn đường Phạm Hồng Thái, từ ngã tư Nguyễn Chí Thanh đến ngã ba Phan Chu Trinh
- Đoạn đường từ ngã tư Nguyễn Chí Thanh qua các ngã ba Hoàng Diệu, ngã 5, ngã ba Phan Chu Trinh
- Đoạn đường Nguyễn Thị Minh Khai, bắt đầu từ ngã tư Quang Trung đến ngã ba đường Hùng Vương
- Đoạn đường từ ngã ba Bạch Đằng đến ngã tư Nguyễn Chí Thanh
- Đoạn bắt đầu từ ngã tư Quang Trung đến ngã ba Ông Ích Khiêm
- Đoạn từ Phan Bội Châu đến ngã ba Lê Lợi
- Các tuyến đường như Phan Chu Trinh, Nguyễn Văn Linh, Hoàng Diệu,…
- Khu dân cư Vĩnh Trung – Thạc Gián